Xây dựng nhà kinh doanh là xu thế được nhiều người áp dụng đối với đất nền mặt phố. Nhà phố kinh doanh là kiểu nhà dân kết hợp với các loại hình kinh doanh, buôn bán và đời sống sinh hoạt của nhà dân. Với lợi thế của nhà mặt tiền, đây chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu để các hộ gia đình có thêm thu nhập. Cùng nhau tìm hiểu thêm về xu thế xây dựng này nhé!
Những kinh nghiệm khi xây nhà phố kết hợp kinh doanh
Nhà phố kết hợp kinh doanh là kiến trúc phổ biến tại các khu đô thị hay những vùng có dân cư đông đúc. Loại hình kiến trúc này cho phép gia chủ tận dụng mặt bằng có sẵn để bố trí các không gian sinh hoạt gia đình và để kinh doanh giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc thuê mặt bằng ở nơi khác. Tuy nhiên, nhà phố kết hợp kinh doanh nếu không được tính toán kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế thì sẽ trở thành thảm họa, gây bất tiện cho chính các thành viên trong gia đình, hàng xóm xung quanh và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của gia chủ.
Hãy tham khảo những kinh nghiệm xây nhà ở kết hợp kinh doanh dưới đây để khai thác lợi thế của ngôi nhà một cách triệt để.
Định hướng xây nhà phố kết hợp kinh doanh
Vị trí xây dựng
Để phục vụ mục đích kinh doanh và đảm bảo đi lại dễ dàng, nên chọn mảnh đất xây nhà nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có mặt tiền hướng ra đường lớn, đặc biệt tốt hơn nếu mảnh đất nằm ở giao lộ ngã ba, ngã tư, như vậy nhà sẽ có 2 hoặc 3 mặt tiền.
Với những ngôi nhà ở vị trí không thuận tiện, giải pháp đưa ra là tạo kiến trúc nổi bật so với các công trình lân cận để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Cần chọn mô hình thiết kế phù hợp với hoạt động kinh doanh
Về tính chất công trình
Để có một ngôi nhà phố kết hợp kinh doanh thuận tiện, hiệu quả thì diện tích đất, sàn thi công phải rộng rãi chứ không nên quá chật hẹp. Ngoài nhà phố, biệt thự phố hay biệt thự nhà vườn cũng có thể sử dụng để ở kết hợp kinh doanh.
Về kết cấu, quy mô công trình
Nhà ở kết hợp kinh doanh, buôn bán cần có kết cấu từ 2 tầng trở nên. Tùy vào mục đích kinh doanh của chủ nhà như để cho thuê, buôn bán, kinh doanh… để xác định số tầng cho phù hợp. Trong đó, khu vực kinh doanh thường được bố trí ở các tầng phía dưới hoặc ở phía trước nhà; không gian sinh hoạt của gia đình nằm ở các tầng cao hoặc phía sau nhà và sử dụng cầu thang riêng.
Với trường hợp diện tích nhà không được lớn nhưng vẫn muốn tận dụng để kinh doanh, buôn bán, bạn có thể thi công thêm phần gác lửng. Lý tưởng nhất thì ngôi nhà xây để kết hợp kinh doanh nên có thêm tầng hầm, bán hầm hay chỗ để xe cho khách.
Căn hộ phải đảm đảm được an ninh và quyền riêng tư của chủ sở hữu
Các yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh
Phù hợp với loại hình kinh doanh
Ngoài yếu tố thẩm mỹ, mặt tiền nhà ở nên được thiết kế, trang trí gắn liền với mục đích sử dụng, phù hợp với loại hình kinh doanh cụ thể. Chẳng hạn, nếu kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống thì mặt tiền cần rộng rãi, khang trang và có khu để xe tiện dụng. Tuy nhiên, nếu kinh doanh shop thời trang, quần áo thì mặt tiền có thể nhỏ hơn nhưng phải sang trọng và tạo điều kiện cho sản phẩm trưng bày trở nên nổi bật hơn. Trong khi đó, đối với quán cà phê, gia chủ nên thiết kế mặt tiền độc đáo, phong cách, thể hiện chất riêng của quán.
Thông thoáng, tầm nhìn tốt, dễ nhận diện
Thông thường, đối với với ngôi nhà phố có vị trí đẹp, thuộc khu vực buôn bán sôi động, gia chủ thường tận dụng tầng trệt để phục vụ kinh doanh bởi tầng 1 là nơi trưng bày sản phẩm, bán hàng phù hợp, vừa tầm nhìn của người đi đường, ra vào mua bán thuận tiện.
Mặt tiền nhà ở kết hợp kinh doanh cần phải rộng rãi, thoáng đãng và nên có sảnh lớn để chiếm được cảm tình của khách hàng. Bố cục, hình khối đẹp, độc đáo, lạ mắt sẽ khiến mặt tiền nhà trở nên nổi bật, dễ nhận diện hơn giữa khu phố đông đúc. Xét về mặt phong thủy, mặt trước của ngôi nhà cần đảm bảo thông thoáng, sáng sủa.
An toàn, an ninh tối ưu
Nhà ở kết hợp kinh doanh, buôn bán sẽ thường xuyên mở cửa, thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo đó, kẻ gian thường lợi dụng đặc điểm này để trộm cắp, chiếm đoạt tài sản. Chính bởi vậy, khi thiết kế mặt tiền nhà cần đảm bảo an ninh, an toàn ở mức tối ưu, đặc biệt là đối với cửa chính.
Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp và nên phối màu nhà hợp hướng, hợp mệnh
Đảm bảo tính riêng tư
Yếu tố này vô cùng quan trọng khi thiết kế mặt tiền nhà ở kết hợp kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng tới đời sống riêng tư của gia đình. Do đó, đối với mặt tiền khu vực ở (thường là các tầng cao hơn), bạn nên che chắn bằng tường bao, hệ làm, cây xanh, rèm cửa để trang trí cũng như tạo sự kín đáo cho không gian sinh hoạt bên trong.
Lựa chọn vật liệu phù hợp
Về chất liệu của cửa, tường nhà phố kinh doanh, gia chủ thường hạn chế xây tường bê tông ở phía trước mà thay vào đó là hệ cửa lớn để không cản trở tầm nhìn từ ngoài vào. Với mặt tiền nhà, bạn nên lựa chọn vật liệu sao cho ngoại thất công trình trở nên thoáng đãng, sang trọng hơn và đón sáng tự nhiên hiệu quả. Theo đó, kính cường lực, nhôm kính, inox, gạch ốp sáng bóng… được các kiến trúc sư khuyến khích lựa chọn.
Tính thẩm mĩ của ngôi nhà
Yếu tố cuối cùng mà bạn cần quan tâm chính là diện mạo căn nhà của mình. Hiển nhiên là bạn không nhất thiết phải trang hoàng lộng lẫy cho khu vực kinh doanh của mình sao cho thật bắt mắt. Thường thì nhà phố thương mại có tính chất bình dân, thậm chí là “cây nhà lá vườn” và đây là điều hoàn toàn chấp nhận được. Quan trọng là căn nhà phải có diện mạo tươm tất, sạch sẽ, tạo cảm giác đáng tin cậy. Để làm được điều này, hãy đầu tư cho hệ thống chiếu sáng, và cũng đừng ki bo mà lắp thêm máy quạt hay thậm chí là máy lạnh để khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất.
Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm cần nắm rõ khi xây nhà mặt phố kinh doanh mà chúng tôi đã đưa ra cho các bạn tham khảo. còn điều gì thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!