Sửa nhà như thế nào cần phải xin phép: Có phải điều bạn đang băn khoăn

sua-nha-2

Bạn đang có ý định cơi nới, sửa chữa, nâng cấp nhà ở…Bạn không biết sửa nhà như thế nào cần phải xin phép, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Quy định pháp luật về cấp phép sửa chữa nhà ở

Điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu căn cứ các điều luật xây dựng về xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Quy định về luật xây dựng

Theo quy định tại điểm G, Khoản 2, Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì không cần phải xin cấp phép xây dựng.

sua-nha-1

Sửa nhà như thế nào cần phải xin phép

Nếu nhà bạn đang có ý định sửa chữa vì quá nhỏ, xuống cấp trầm trọng  buộc phải nâng cấp, cơi nới, sửa chữa thì phải có giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Hồ sơ cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở:

  • Đơn đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở theo phụ lục số 16;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất;
  • Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; Trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo.

Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

Chi phí nộp ngân sách Nhà nước khoảng 200.000 VND – 500.000 VND. (Chưa tính phí bản vẽ)

Quy trình xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà ở

  • Bước một: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên
  • Bước hai: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp quận có thẩm quyền mà bạn đang ở. Sau khi kiểm tra đầy đủ thủ tục cần thiết, bên tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi nhận biên lai, giấy hẹn trả kết quả.

Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu sót thì bên tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ

  • Bước ba: Thụ lý, giải quyết hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng sửa chữa. Thời gian này không quá 20 ngày. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép thì có văn bản trả lời và hướng dẫn hoàn chỉnh cho người nộp hồ sơ.
  • Bước bốn: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận trả kết quả hồ sơ theo quy định

sua-nha-2

Quy trình xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà ở

Nhà ở cần sửa chữa của bạn thuộc trường hợp nào

Để căn cứ theo điều luật xây dựng bạn cần phải xem xét kỹ xem nhà ở của bạn thuộc danh mục, hạng mục nào, qua đó biết được có thuộc trường hợp cần phải xin phép hay không.

Trường hợp sửa nhà liên quan tới kết cấu liên kết lực.

Thay đổi, sửa chữa hệ thống khung sườn làm thay đổi kết cấu chịu lực của nhà ở. Phá dỡ hệ thống cầu thang xương cá cũ, xây cầu thang dạng bản mới. Dựng thêm cột chống, sàn nhà.

Gia cố lại móng nhà, xử lý sụt lún hay nghiêng của tòa nhà đều ảnh hưởng tới kết cấu lực của tòa nhà.

Trường hợp này bắt buộc bạn phải xin giấy cấp phép sửa chữa nhà ở tại cấp quận nơi mà bạn sinh sống.

Trường hợp sửa nhà không làm thay đổi hệ thống chịu lực của tòa nhà

Các trường hợp như xây thêm vách ngăn giữa cá phòng; Xây thêm WC, nâng nền, ốp gạch, lắp hệ thống ống nước, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng; Đóng trần bằng thạch cao, lăn sơn tòa nhà; Lắp vách ngăn nhôm kính, kính; Sửa chữa mái tôn do dột, cũ nát; Lợp lại hoặc lợp mới mái ngói; Thay bồn nước hoặc chân bồn nước; Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời; trang trí nội ngoại thất…

Trường hợp nhà cấp 4

Đây là một hình thức nhà phổ biến nhất của người dân. Nhà bao gồm tầng trệt, mái ngói hoặc mái tôn. Nhà cấp 4 là nhà không có tầng lầu nên mọi hình thức sửa chữa không nâng tầng đều được xếp vào trường hợp sửa chữa không làm thay đổi kết cấu chịu lực của tòa nhà.

sua-nha-3

Sửa mái nhà có cần xin cấp phép không

Nếu nhà cấp 4 của bạn nằm ở khu vực nông thôn không thuộc phạm vi dự án quy hoạch đô thị đồng thời không nằm trong khu vực di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thì bạn không cần phải xin giấy cấp phép xây dựng. Trường hợp nhà cấp 4 của bạn ở nông thôn nhưng thuộc dự án phát triển đô thị hay khu vực danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì phải có giấy phép xây dựng sửa chữa.

Nếu nhà cấp 4 thuộc khu vực đô thị nhưng không thuộc khu vực tiếp giáp giữa đường đô thị có quản lý về kiến trúc cũng được miễn giấy phép xây dựng. Trường hợp ngược lại bạn cần phải được cấp phép sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Kết Luận

Qua những chia sẻ của chúng tôi chắc bạn đã phần nào lắm được sửa nhà như thế nào phải xin phép. Chúc bạn có một căn nhà đẹp như ý sau khi sửa chữa nâng cấp mà không bị mất tiền phạt do xây dựng không phép.