Tiến hành mọi việc chúng ta đều phải có kế hoạch thực hiện. Xây nhà là một việc cực kỳ quan trọng trong đời người nên chúng ta cần phải nắm rõ được quy trình xây nhà. Đặc biệt là nhà ở thành phố nhiều khu vực bị ràng buộc, quy định với những quy hoạch khu đô thị.Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về quy trình xây nhà phố.
Tại sao phải có quy trình xây nhà?
Một trong 3 việc trọng đại của đời người đó là xây nhà. Việc xây dựng một ngôi nhà chính là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta.
Khi tiến hành xây dựng ngôi nhà không dễ như trong tưởng tượng của chúng ta. Cần có một bản kế hoạch, một quy trình chi tiết, đầy đủ, cụ thể để có thể hiện thực hóa ước mơ.
Mẫu nhà phố đẹp
8 bước trong quy trình xây nhà phố
Xây nhà phố cũng khá phức tạp và nhiều bước theo nhiều cách phân chia. Sau đây là 8 bước trong quy trình xây nhà phố mà mình cảm thấy hợp lý nhất.
Bước 1: Tìm mua đất xây dựng
Bước đầu tiên là bước cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần phải chuẩn bị. Vì lựa chọn được mảnh đất tốt thì đồng nghĩa với việc sẽ có nền tảng vững chắc cho ngôi nhà của bạn, đẹp cả về thiết kế lẫn phong thủy.
Để xác định một mảnh đất có đẹp hay không nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Hướng đất
Tùy theo tuổi gia chủ mà ta có thể chọn hướng phù hợp.
- Gia chủ có mệnh là Tây tứ mệnh (Kim, Thổ, Hỏa) thì hướng đất tốt là hướng đất Tây tứ trạch (Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc).
- Gia chủ có mệnh Đông tứ mệnh (Thủy, Mộc) thì hướng đất tốt là hướng đất Đông tứ trạch (Bắc, Nam, Đông, Đông Nam).
Vị trí
Đất phải có thế tụ khí. Thường đất có thế tụ khí là đất bên trái có nước, bên phải có vật cao, phía sau có thế đất cao, phía trước thấp và khoảng mặt trước có không gian rộng. Nhưng ở phố thì rất khó để có một mảnh đất hội tụ đủ mọi yếu tố như vậy. Mình chỉ có thể chú trọng phía trước nhà thoáng rộng là được.
Hình dạng
Hình dạng đất tốt là đất vuông vắn như hình vuông và hình chữ nhật, không méo mó và nhiều góc cạnh. Nếu đất không vuông mình nên xây hết về 1 bên cho vuông vắn còn lại để làm sân vườn.
Chú ý: Không nên chọn một số thế đất xấu như
- Đất trước cao, sau thấp.
- Đất cạnh ao hồ nhưng ở vị trí vòng ngoài của khúc cua sông sẽ không tụ khí. Hoặc cung đường cong ra ngoài không ôm lấy nhà.
- Đất gần nghĩa trang, bệnh viện, chùa miếu, đường tàu, đường trên cao, các góc nhọn của đình chùa, nhà bên cạnh đâm vào nhà…
- Đất đối diện hay trong cùng của ngõ cụt, đối diện ngã ba đường đâm thẳng vào.
- Đất có hình thù không vuông vắn, méo mó…
Quy trình xây nhà
Bước 2: Lập kế hoạch tài chính
Đây là một khâu của quy trình xây nhà trên phố. Vấn đề tài chính không nên xem nhẹ, nếu không lập kế hoạch về tài chính bạn sẽ bị động,
Số tiền xây nhà nên chia làm 3 phần:
- Chi phí xây dựng cơ bản: Chính là chi phí hoàn thiện phần thô (chi phí tư vấn thiết kế, chi phí thi công xây dựng, chi phí giám sát).
- Chi phí dự phòng phát sinh: Được dùng để đề phòng xảy ra các sự cố phát sinh thêm chi phí xây dựng. Thông thường nên dự trù từ 10 – 30% số tiền so với chi phí xây dựng cơ bản.
- Chi phí hoàn thiện nội thất: Là khoản tiền để bạn hoàn thiện toàn bộ ngôi nhà của minh. Khoản tiền này tùy vào nhu cầu mỗi gia đình và tình hình tài chính gia đình, nếu không đủ có thể hoàn thiện về sau.
Bước 3: Chuẩn bị thủ tục pháp lý
Bạn cần chắc chắn mảnh đất mình chuẩn bị xây dựng đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, loại hình đất phù hợp.
Tiếp theo là xin giấy phép xây dựng. Bạn cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.
- Thiết kế xây dựng nhà phù hợp quy hoạch.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Bước 4: Làm việc với các chuyên gia
Khi bạn chưa đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hay thi công thì bạn nên tìm đến chuyên gia, họ sẽ tư vấn giúp bạn thực hiện để có được ngôi nhà an toàn, đúng sở thích, phù hợp, tiết kiệm…
Bước 5: Lựa chọn vật liệu xây dựng
Nếu có các nhà thầu bạn có thể tin tưởng và đánh giá cao về năng lực thì bạn nên chọn hình thức thầu xây dựng trọn gói. Với các nhà thầu lâu năm, họ sẽ có nhiều mối quen biết cũng như kinh nghiệm để giúp bạn có được nguồn vật tư giá tốt và đảm bảo chất lượng.
Nếu bạn tự chủ động tìm vật tư, bạn nên tham khảo nhiều ý kiến, nhất là những người đã từng xây dựng nhà trong thời gian gần đây. Đồng thời, bạn nên tiến hành khảo sát giá cả, mẫu mã, chất lượng từ nhiều nguồn ứng càng tốt để có lựa chọn tối ưu nhất.
Bước 6: Xây dựng phần thô
Đây là bước giúp định hình, tạo dựng bộ khung, kết cấu cho cả ngôi nhà. Vì thế, bạn cần phải chắc chắn quá trình xây dựng phải đảm bảo đúng như thiết kế.
Bước 7: Xây dựng phần hoàn thiện
Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công việc như trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, … Vì đây là bước ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà nên cần chú ý làm cẩn thận. Bước 8: Kiểm tra và nghiệm thu
Đây là bước cuối cùng của quy trình xây nhà phố.
Bước kiểm tra cần được tiến hành trong suốt thời gian xây nhà.
Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình theo quy định của pháp luật. Sau đó làm thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để được cấp sổ hồng. Nhà thầu thi công sẽ có trách nhiệm thực hiện công việc này.
Hoàn thiện nội thất
Với những chia sẻ trên mình mong rằng sẽ góp một phần nhỏ giúp các bạn xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình.