Hiện nay, số lượng sinh viên lên thành phố thuê nhà trọ để thuận tiện cho việc học tập tăng cao. Nhiều nhà dân trên phố chuyển sang hình thức xây nhà trọ cho sinh viên thuê với mục đích thu lợi nhuận, ổn định với thời gian dài. Khi xây nhà trọ người dân cần có những kinh nghiệm gì để xây được phòng trọ tránh gặp rủi ro? Cùng nhau tìm hiểu về những kinh nghiệm này nhé!
Đầu tư xây phòng trọ cho sinh viên thuê là gì?
Đầu tư xây phòng trọ cho sinh viên thuê là việc xây dựng, thiết kế xây nhà trọ nhằm mục đích cho sinh viên thuê lại sử dụng.
Thông thường có 2 mô hình xây nhà trọ cho thuê là nhà được xây để cho thuê là nhà cho thuê cả tòa 3-4 tầng hoặc nhà cho thuê từng phòng nhỏ.
- Đối với dạng thứ nhất, sinh viên lại toàn bộ tòa nhà, thường có sẵn một số tiện nghi nhất định. Chủ nhà sẽ giao cho người thuê quyền quản lý và trông coi nhà. Sinh viên phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động sinh hoạt trong nhà. Nhưng đối với mô hình này chỉ có phần ít sinh viên có khả năng thuê, vì mô hình này đòi hỏi chi phí cao.
- Mô hình xây nhà trọ chia thành nhiều phòng nhỏ để cho thuê là dạng phổ biến hơn. Mỗi phòng thường có diện tích 15-20m2, trong đó thường có nhà vệ sinh khép kín. Một phòng trọ như vậy thường dành cho từ 1 đến 3-4 người ở. Mô hình này phù hợp với sinh viên đại học.
Những kinh nghiệm cần biết khi xây nhà trọ
Xây nhà trọ là phương đang là phương án đầu tư thông minh, tiết kiệm tại những thành phố, nơi nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng cao mỗi ngày. Đây là hướng kinh doanh có hệ số an toàn và mang hiệu quả kinh tế lớn, ổn định lâu dài.
Việc đầu tiên khi xây nhà trọ trước hết phải chọn được phân khúc và vị trí xây nhà trọ
Lựa chọn phân khúc thuê nhà trọ
Trước khi xây nhà trọ chủ nhà cần phải cân nhắc là xây cho đối tượng nào mướn nhà. Có nhiều phân khúc trong thị trường nhà trọ:
Nhà trọ giá rẻ dành cho sinh viên, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Giá thuê thường dao động ở mức 1,5 triệu – 2 triệu/phòng có diện tích khoảng 15 đến 18 m2.
Do đó trước khi xây nhà trọ, chủ nhà cần xác định mình sẽ kinh doanh ở phân khúc nào. Đối với những chủ đầu tư thì sau khi cân nhắc phân khúc thì sẽ quyết định tới việc mua đất để xây nhà trọ. Còn với những gia chủ có đất sẵn thì phải căn cứ vào vị trí đất của mình để lựa chọn phân khúc.
Lựa chọn vị trí xây nhà
Căn cứ vào việc lựa chọn phân khúc nhà trọ: giá rẻ, khá, hay cao cấp chúng ta tìm kiếm vị trí hợp lý để xây nhà trọ
Nhà trọ phân khúc khá: lựa chọn khu vực tập trung đông người: bệnh viện, các trường đại học (chỉ là trường Đại học). Sinh viên là đối tượng thuê phòng trọ nhiều nhất, nhưng sinh viên khá giả chỉ tập trung ở một số khu vực mà gia chủ có thể khai thác: trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học Công nghiệp, trường Xã hội Nhân văn. Do đó khu vực xây dựng nhà trọ phân khúc khá cũng sẽ tập trung gần các khu vực này: khu vực Quận 7, khu vực quận Bình Thạnh, khu vực quận Phú Nhuận, khu vực quận 5 và quận 10.
Thiết kế phòng trọ có thêm gác lửng tiện cho việc sinh hoạt của sinh viên
Thiết kế ngôi nhà phải phù hợp
Trong bản thiết kế khu trọ, layout nên bố trí sao cho sẽ tận dụng được tối đa diện tích mặt bằng, xây được nhiều phòng trọ/căn hộ nhất. Hiệu quả đầu tư từ đó mới đạt mức tối đa.
Diện tích mảnh đất dự định xây nhà trọ phải đủ lớn, nhất là chiều ngang (tối thiểu là 5m) để lấy lối đi chung cho dãy nhà (trừ nhà 2 mặt đường), chiều dài cũng phải vừa đủ xây một dãy trọ liên tiếp để tiện cho việc quản lý. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến yếu tố thông thoáng giữa các phòng, căn hộ và khoảng hành lang chung có đủ chiều rộng tối thiểu để khách thuê trọ lưu thông thuận tiện.
Tuy nhiên một điều quan trọng phải lưu ý đó chính là khu vực để xe cho khu vực nhà trọ. Nếu bạn xây khu nhà trọ dạng cấp 4 dành cho công nhân thì họ tự gửi xe vào phòng trọ của mình. Và dĩ nhiên chỉ xây được dạng cấp 4 mà thôi, không tối ưu được diện tích xây dựng vì chỉ xây có 1 tầng.
Đối với nhà trọ phân khúc khá và cao cấp, gia chủ xây nhà trọ dưới dạng nhà phố 2 tầng, 3 tầng và nên bố trí tầng trệt làm vị trí gửi xe cho các phòng trọ. Khu vực này cũng có thể dùng để làm khu vực buôn bán kinh doanh nhằm phục vụ cho các sinh viên trong khu nhà trọ. Đây cũng chính là nguồn thu nhập thêm .khá ổn định khi kinh doanh nhà trọ.
Đảm bảo thiết kế riêng của từng phòng trọ cho thuê
Đầu tư cho chất lượng hạ tầng của mỗi phòng trọ, căn hộ cũng là cách thu hút khách thuê trọ và giữ chân họ tiếp tục chọn khu trọ của mình là nơi để định cư lâu dài.
Một phòng, một căn hộ cho thuê thường có chiều cao từ 4 đến 5m ở khu ngoại ô, còn khu vực thành thị thì chiều cao tối đa vào khoảng 3,4 đến 3,8 m. Phòng trọ hiện tại bắt buộc phải có thêm 1 tầng lửng ở trong phòng. Tầng lửng này để người trọ có thể nghỉ ngơi sau một ngày học hành làm việc mệt nhọc. Tầng lửng nên xây trên phần toilet để tiết kiệm diện tích và không gian nhà trọ.
Tầng lửng gác làm bằng kèo thép 5×10 và sàn lót cemboard, bên trên trải thêm simili để đảm bảo sạch sẽ. Thang lên xuống nên làm bằng gỗ hoặc sắt, hiện nay có loại thang sắt có bản lề xoay sát tường khi không dùng, giải phóng tối đa cho không gian bên dưới.
Chủ đầu tư cần nắm rõ pháp lý khi xây dựng nhà trọ cho thuê
Lưu ý cho thiết kế chung của khu trọ
Hệ thống điện nước chung cho cả khu trọ, nên lưu ý đặt bồn nước sử dụng chung cho các phòng ở vị trí thuận lợi, sạch sẽ, có che chắn đầy đủ. Dung tích hầm tự hoại cũng phải đủ lớn để đảm bảo nhu cầu sử dụng cho cả khu trọ, đồng thời ở xa nguồn nước sinh hoạt.
Hệ thống điện sử dụng chung cho cả khu nhà trọ là điện 3 pha, có cầu dao chính cho cả khu và cầu dao riêng cho mỗi phòng để đề phòng sự cố, cháy nổ. Thiết bị điện tối thiểu cho mỗi phòng cần có 1 bóng neon dùng chung cho tầng trệt và lửng, 1 đèn tiết kiệm điện trong phòng tắm và 1 quạt treo tường.
Hiểu biết và giải quyết các vấn đề về pháp lý đặc biệt quan trọng
Mọi dự định về xây nhà trọ chỉ thành hiện thực khi bạn xây được nhà trọ mà không vướng mắc pháp lý. Như đã nói ở phần trên, yêu cầu tối thiểu của một phòng trọ đó là phải có gác lửng ở trong để tối đa diện tích sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế việc làm gác lửng trong phòng trọ là không được phép vì nó làm thay đổi cấu trúc ngôi nhà so với giấy phép xây dựng.
Đặc biệt là với các trường hợp chủ đầu tư mua đất xây nhà và làm gác lửng thì sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong lĩnh vực hoàn công, cũng như là các vấn đề kiểm tra xử lý khác. Vì vậy tốt nhất là gia chủ nên tìm kiếm một nhà thầu am hiểu pháp lý để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho mình.
Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm xây dựng nhà trọ cho sinh viên thuê mà chúng tôi đã đưa ra cho các bạn tham khảo. Các bạn còn thắc mắc gì xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn cụ thể hơn nhé!