Mượn tuổi sửa nhà như thế nào cho đúng
Xây sửa nhà là một việc quan trọng trong cuộc sống của con người. Việc xây sửa nhà cần rất nhiều yếu tố mới có thể tiến hành thuận lợi. Một trong những yếu tố đó là xem tuổi người xây sửa nhà có hợp với năm tiến hành xây sửa hay không. Thông thường người ta chỉ chú trọng đến xem tuổi xây nhà, nhưng khi sửa nhà lớn, ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà thì nên xem tuổi.
Những lưu ý khi sửa nhà
Sửa nhà cũng là một việc lớn nên khi sửa chúng ta cần chú ý một số điều sau:
Theo phong thủy
- Xem tuổi, ngày giờ lành, tháng tốt.
- Thực hiện cúng khấn khi sửa nhà.
- Lựa chọn màu sơn.
- Tránh những điều kiêng kỵ
Sửa nhà để phù hợp với nhu cầu sử dụng
Theo kinh nghiệm chuyên gia
- Xác định kế hoạch
- Số lượng, khu vực cần sửa
- Mục đích sử dụng sau khi cải tạo
- Tính toán chi phí
- Giá trị tăng thêm của ngôi nhà
- Lựa chọn phong cách thiết kế
- Tự làm hay đi thuê
- Giấy phép xây dựng
- Chuẩn bị sẵn sàng
- Nghiệm thu công trình
Vì sao phải xem tuổi khi sửa nhà?
Một số người cho rằng việc xem tuổi xây sửa nhà là không cần thiết. Hoặc có nhiều người cho rằng xây nhà mới cần còn sửa nhà thì không.
Yếu tố phong thủy trong xây dựng nhà cửa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến họa phúc của con người. Nếu gia chủ đi đúng theo thuyết phong thủy thì sẽ gặp nhiều may mắn, tài vận nở rộ. Ngược lại, tai họa sẽ ập đến bất ngờ, gia đình ly tán, bệnh tật.
Trong các việc hệ trọng của đời người như cưới xin, xây dựng nhà cửa, khai trương…đều luôn cẩn thận xem ngày giờ tốt để đảm bảo mọi việc thuận lợi. Việc xây nhà là việc quan trọng nên việc xem tuổi càng phải được chú trọng. Và việc sửa nhà hạng mục lớn hay ảnh hưởng đến phần thiết kế thì cũng đều phải cần xem tuổi cẩn thận.
Xem tuổi khi sửa nhà sẽ giúp gia chủ hóa giải những điều xấu. Thế nên, việc xem tuổi trước khi sửa nhà là điều nên làm của mỗi gia chủ.
Xem tuổi chính là chọn ra ngày giờ đẹp với mệnh của gia chủ. Nó giúp hóa giải những khiếm khuyết của địa hình hay kết cấu công trình. Mang lại tài lộc cho gia chủ. Hạn chế những điều không may mắn.
Mượn tuổi sửa nhà như thế nào
Mượn tuổi sửa nhà như thế nào
Mượn tuổi sửa nhà rất quan trọng nên chúng ta cần hiểu xem lúc nào cần mượn tuổi, chọn người mượn tuổi, thủ tục mượn tuổi như thế nào.
Khi nào cần mượn tuổi sửa nhà?
Khi chọn tuổi sửa nhà, nếu phạm một trong các yếu tố sau thì gia chủ không nên tiến hành sửa chữa nhà cửa, mà nên đợi năm khác hoặc mượn tuổi.
- Tam tai: Mỗi tuổi đều có những năm tam tai, nên tránh xây nhà vào năm đó.
- Kim lâu: Lấy tuổi âm chia cho 9 nếu ra kết quả là 1,3,6,8 thì không nên xây
- nhà năm đó.
- Hoang ốc: Nếu mua hoặc xây nhà vào các năm phạm hoang ốc thì dễ gặp các hạn chủ về chết chóc, bệnh tật, tán gia bại sản.
Chọn người cho mượn tuổi sửa nhà như thế nào cho đúng
- Chọn người mượn tuổi là nam bởi người đàn ông luôn đóng vai trò trụ cột, có ảnh hưởng đến những việc lớn nhỏ trong gia đình và hợp với các yếu tố trong phong thủy như không phạm phải tam tai, kim lâu, hoàng ốc.
- Người cho mượn tuổi phải là người trong gia đình không có tang hay không gặp vận hạn xui xẻo.
- Nên chọn người mượn tuổi là người thân trong nhà hoặc họ hàng, bạn bè thân thiết để dễ dàng cho các thủ tục mua lại về sau.
- Người được mượn tuổi không được cho 2 người cùng mượn tuổi trong cùng một thời điểm. Đây là điều tối kỵ trong phong thủy. Việc sửa nhà thực hiện xong mới được cho người khác mượn tuổi tiếp.
- Người mượn tuổi nên có tuổi tác lớn hơn gia chủ thì điều này sẽ mang lại may mắn hơn.
Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi sửa nhà như thế nào?
- Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi.
- Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ (cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).
- Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về.
- Khi đổ mái (làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.
- Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới.
- Bàn giao lại nhà cho gia chủ. Chủ nhà làm giấy mua lại nhà với giá tượng trưng
- Chủ nhà làm lễ nhập trạch.
Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi
- Ngày nhập trạch gia chủ tự tay bê bát hương, vợ cầm 1 cái gương, rồi lần lượt các thành viên trong nhà mang một số đồ dùng. Nếu không có đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv…..
- Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau:
- Lễ vật để đi tân gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành
- Các lễ vật khi cúng động thổ: ngũ quả ( là 5 loại trái cây ), bông tươi, nhang đèn,1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc ), xôi thịt, 3 miếng trầu cau ( đã têm ), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước.
- Cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Sửa nhà vừa tầm
Mong rằng các chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn mượn tuổi sửa nhà thuận lợi, sẽ sửa được ngôi nhà xinh đẹp theo ý muốn. Chúc các bạn luôn may mắn!