Các Câu Hỏi Thường Gặp
Đây là các câu hỏi thường gặp nhất !
Biện pháp thi công
2. Nếu thực tế thì công sai khác so với BPTC được duyệt (không đúng trình tự của BPTC) thì có được coi là thi công sai thiết kế hoặc sai quy chuẩn, tiêu chuẩn hay không?
3. Để xử lý vi phạm việc nêu trong mục 2 thì cần áp dụng điều nào, khoản nào trong Nghị định 23/2009/ND-CP?
Trả lời:
1. Câu bạn hỏi được quy định tại TCVN 4055-1985 – Tổ chức thi công trong đó quy định: “Tất cả những công trình xây dựng tr¬ước khi khởi công xây lắp đều phải có thiết kế tổ chức xây dựng công trình và thiết kế thi công các công tác xây lắp (gọi tắt là thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công) đ¬ược duyệt.
Nội dung, trình tự lập và xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công đ¬ược quy định trong tiêu chuẩn “Quy trình thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công”.
Những giải pháp đề ra trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải hợp lí. Tiêu chuẩn để đánh giá giải pháp hợp lí là bảo đảm thời gian xây dựng công trình và đạt được những chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật khác trong xây dựng….”.
2. Thi công đất, bê tông, cốt thép, lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép … đều yêu cầu phải có biện pháp thi công nêu tại các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng.
Biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập và đã được đưa ngay trong hồ sơ dự thầu cùng với giá thầu. Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm thi công theo đúng biện pháp đã nêu trong hồ sơ dự thầu. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư không phải phê duyệt nhưng phải kiểm tra biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập.
Nhà thầu thi công có thể thi công với biện pháp thi công khác với biện pháp nêu trong hồ sơ dự thầu nhưng phải tự phê duyệt, báo cáo với chủ đầu tư và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và an toàn trong thi công, tuy nhiên nếu thi công sai thiết kế hoặc sai tiêu chuẩn, quy chuẩn là không được.
Hệ thống quản lý chất lượng tại công trường của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 bạn có thể nghiên cứu thêm.
3. Xử phạt nhà thầu thi công công trình được quy định tại Điều 26, 27, 28 Nghị 23/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Tính pháp lý của nhà thầu tư vấn thiết kế?
Trả Lời:
Điều kiện đối với cá nhân thực hiện thiết kế xây dựng công trình được Điều 56 Luật Xây dựng quy định: “…Các nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình”. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại điều 60 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ.
Về quy định cá nhân đảm nhận các chức danh chủ nhiệm, chủ trì… chỉ được ký hợp đồng dài hạn với một tổ chức tại khoản 4 Điều 48 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1520/BXD-VP ngày 31/7/2008 hướng dẫn như sau: Việc quy định những cá nhân chủ nhiệm, chủ trì phải ký hợp đồng dài hạn thực chất là ký hợp đồng có thời hạn đủ điều kiện để thực hiện công việc mà cá nhân đó làm chủ nhiệm hoặc chủ trì, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời gắn trách nhiệm của họ với sản phẩm đó, tránh tình trạng chỉ có ghi danh mà không trực tiếp thực hiện.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư hoạt động xây dựng “Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề theo Quy chế này; trường hợp những cá nhân này trước đây đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời gian làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không được sử dụng chứng chỉ hành nghề đó”.
Do vậy, ngoài các yêu cầu về điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế, anh A cần xem xét lại các điều kiện của mình theo các quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây dựng trước khi ký hợp đồng tham gia chủ trì thiết kế.
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này;
b) Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo đúng thiết kế;
c) Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình;
c) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế.
2. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này;
b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả theo quy định; người được nhà thầu thiết kế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình;
d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất hợp lý trong thiết kế;
đ) Phát hiện và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng công trình và kiến nghị biện pháp xử lý.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp;
b) Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật;
d) Dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Không thanh toán giá trị khối lượng không bảo đảm chất lượng hoặc khối lượng phát sinh không hợp lý;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp để thi công xây dựng công trình;
b) Tham gia với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình;
c) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét và quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình;
h) Tôn trọng quyền tác giả thiết kế công trình;
i) Mua bảo hiểm công trình;
k) Lưu trữ hồ sơ công trình;
l) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.
Trách nhiệm của nhà thầu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình khi thi công xây dựng?
Trả Lời:
Căn cứ điều 45 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định về việc Bộ Xây dựng hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Căn cứ tại điểm 8.1 và 8.10 Điều 8 công văn số 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 của Bộ Xây dựng về công bố mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình quy định về quyền và nghĩa vụ chung của nhà thầu: “Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, ổn định và an toàn của mọi thao tác trên công trường và mọi biện pháp thi công…”, đồng thời “Nhà thầu được coi là đã thẩm tra và xem xét công trường, khu vực xung quanh công trường…”.
Do vậy, khi thi công xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình khác là trách nhiệm của nhà thầu.
Thanh toán khối lượng phát sinh?
2. Cùng một hạng mục công việc, khi một nhà thầu trong liên danh phát sinh tăng khối lượng trong đoạn đường mình thi công (so với khối lượng nhà thầu đó được phân chia trong hợp đồng) nhưng tổng khối lượng của hai nhà thầu trong liên danh không lớn hơn khối lượng mời thầu thì khối lượng đó có được coi là khối lượng phát sinh không? Nhà thầu có khối lượng tăng đó có được thanh toán ngay trong các kỳ thanh toán hay không? Nếu không chúng tôi phải làm các thủ tục gì để đủ điều kiện thanh toán khối lượng tăng đó?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Đối với những khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng của hợp đồng theo giá điều chỉnh thì khối lượng công việc phát sinh này được nghiệm thu thanh toán ngay trong kỳ thanh toán theo hợp đồng; Đơn giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng thực hiện theo Điều 27 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
2. Khối lượng thi công xây dựng công trình giữa các nhà thầu trong liên danh do liên danh nhà thầu thống nhất điều chuyển phù hợp với khối lượng trong hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư (không phụ thuộc vào khối lượng của hồ sơ mời thầu); Việc thanh toán khối lượng công việc giữa chủ đầu tư với liên danh các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng đã được các bên ký kết.
Nhà tự thiết kế, làm sao hoàn công?
Trả lời:
Về thủ tục hoàn công và đăng ký quyền sở hữu công trình.
1. Về điều kiện thiết kế xây dựng công trình
Căn cứ điểm b, khoản 2, điều 8, Quyết định 04/2006/QĐ-UBND ngày 17-1-2006 (gọi tắt là QĐ 04/2006) quy định nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn hay bằng 250m2 từ hai tầng trở xuống (kể cả tầng lửng) thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của công trình lân cận.
Theo hướng dẫn số 2032/HD-SXD-QLCLXD ngày 29-3-2007 của Sở Xây dựng (gọi tắt là HD 2032), tại mục 1, tiểu mục 1.2, điểm 1.2.1, thì người thiết kế phải có kinh nghiệm, từng thiết kế những công trình tương tự có chất lượng đảm bảo.
2. Về điều kiện thi công xây dựng công trình
Căn cứ khoản 2, điều 25 QĐ 04/2006 quy định cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới ba tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường. Theo hướng dẫn tại mục 1, tiểu mục 1.2, điểm 1.2.1 HD 2032 thì năng lực hành nghề phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo cấp.
Như vậy, nếu trường hợp của ông đủ điều kiện nêu trên thì ngoài được tự tổ chức thiết kế ông còn được tự tổ chức thi công xây dựng công trình, do đó ông không buộc phải có hợp đồng thi công xây dựng (căn cứ khoản 4, điều 24 QĐ 04/2006).
3. Đối với hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
QĐ 04/2006 chỉ quy định về các phụ lục kèm theo mẫu 12 là biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, được dùng cho những công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng được cấp theo QĐ 04/2006 lập trước khi khai thác sử dụng và đăng ký quyền sở hữu công trình, gồm có:
– Giấy phép xây dựng và bản vẽ được duyệt kèm theo giấy phép xây dựng;
– Biên bản nghiệm thu từng giai đoạn của công việc xây dựng (nếu có);
– Hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng của từng giai đoạn nghiệm thu;
– Giấy chứng nhận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (nếu có);
– Ý kiến về môi trường (nếu có);
– Bản vẽ thực tế xây dựng tại thời điểm nghiệm thu…
Như vậy, theo mẫu nêu trên không quy định rõ trong hồ sơ nghiệm thu có hợp đồng thi công xây dựng, đồng thời nếu ông thuộc trường hợp được tự tổ chức thiết kế và thi công xây dựng công trình thì sẽ không có hợp đồng thi công xây dựng. Mặt khác, nếu không thuộc trường hợp không đủ điều kiện tự thiết kế, thi công và phải ký kết hợp đồng với các đơn vị có chức năng thực hiện thì hiện nay căn nhà của ông đã xây dựng xong và trong thực tế là do ông tự xây dựng.
Do đó, trong mọi trường hợp ông không thể tiếp tục ký kết hợp đồng thi công xây dựng với bất cứ tổ chức thi công xây dựng nào, và sau đó tổ chức thi công xây dựng này xuất hóa đơn VAT được vì việc làm đó là hoàn toàn không có thật, việc xuất hóa đơn VAT trong trường hợp nêu trên là không được phép.
Hiện nay QĐ 04/2006 không quy định rõ về nguyên tắc giải quyết khi lập biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đối với trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà không thuê tổ chức có chức năng thi công để xây dựng công trình. Do đó, nếu ông không thể lập biên bản hoàn công theo QĐ 04/2006 thì ông có thể yêu cầu Sở Xây dựng hướng dẫn giải quyết vướng mắc nêu trên.
4. Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
QĐ 04/2006 không quy định cụ thể các loại giấy tờ cần phải có khi đăng ký quyền sở hữu công trình, nhưng tại chương II Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 30-3-2007 quy định các loại giấy tờ về tạo lập nhà ở – đất ở làm cơ sở pháp lý để cấp giấy chứng nhận.
Điều 11 quy định giấy tờ tạo lập từ ngày Luật nhà ở có hiệu lực thi hành (ngày 1-7-2006), khoản 1 quy định đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng mới phải có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai, và giấy phép xây dựng kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn công nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng. Do đó, sau khi lập biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành, ông có thể lập hồ sơ để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương cấp giấy chứng nhận cho căn nhà nêu trên.
Lập bản vẽ hoàn công
Vậy xin được hỏi Quý Bộ Xây dựng:
1. ý kiến của tư vấn giám sát là đúng hay sai?
2. Các thông số thi công thực tế nằm trong phạm vi cho phép có phải là thi công theo đúng bản vẽ thiết kế hay không? »
Trả Lời:
Khoản 1 Điều 27 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ đã quy định “Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt” và TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật- Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật- Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005 đã nêu “Bản vẽ hoàn công (as-built drawing), bản vẽ ghi lại (record drawing) là Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành”. Như vậy, Bản vẽ hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạng mục, từng bộ phận công trình hay công trình hoàn thành trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độ công trình đã dùng để thi công.
Bản vẽ hoàn công phải phản ảnh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số; phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công; phải được lập và xác nhận theo đúng quy định; phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác, sử dụng và bảo trì công trình.
Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm đo vẽ hoàn công và chỉ ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế. Nhà thầu thi công xây dựng không được bỏ qua các sai số mà tự cho là nằm trong phạm vi cho phép. Việc xem xét, đánh giá mức độ sai số trên cơ sở các sai số cho phép nêu trong tiêu chuẩn thi công nghiệm thu tương ứng thuộc quyền của Người giám sát thi công của chủ đầu tư. Cho dù các sai số nằm trong phạm vi cho phép thì cũng không được coi là thi công đúng thiết kế.
Yêu cầu về lập bản vẽ hoàn công của nhà thầu giám sát thi công xây dựng đối với bạn là hoàn toàn đúng.
Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
“Năm 2006, công ty A được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2007, Công ty A kí hợp đồng hợp tác đầu tư với công ty B để đầu tư xây dựng tòa nhà trên khu đất của Công ty A. Hai bên thống nhất: Ngoài phần sở hữu và sử dụng chung, các bên phân chia quyền sở hữu và/hoặc sử dụng đối với tòa nhà như sau:
– Công ty A được quyền sở hữu và sử dụng 20% diện tích mặt bằng xây dựng
– Công ty B được quyền sở hữu và sử dụng 80% diện tích mặt bằng xây dựng còn lại.
(Trong đó, diện tích sử dụng và sở hữu chung bao gồm: cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, thoát nước, cứu hỏa,…). Vậy:
1. Trong trường hợp bên B yêu cầu, bên A có được chuyển giao quyền sử dụng đất theo tỷ lệ phân chia như trên không?
2. Nếu A và B đều xin phép được cấp cho mỗi bên 1 giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình theo tỷ lệ phân chia như trên thì có hợp pháp không? Nếu như được cấp, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình sẽ ghi nội dung chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng như thế nào?”
Trả Lời:
1. Về những vấn đề liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề nghị bạn đọc gửi câu hỏi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để được giải đáp theo thẩm quyền.
2. Trường hợp hai công ty ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để xây dựng công trình thì căn cứ quy định tại Nghị định 9512005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ và căn cứ văn bản của hai công ty về phân chia phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung công trình xây dựng, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho mỗi công ty. Trên giấy chứng nhận, cơ quan cấp giấy sẽ thể hiện rõ phần diện tích sở hữu riêng, phần diện tích sở hữu chung công trình xây dựng mà hai bên đã thoả thuận phân chia.
Thông Tin Liên Hệ
Đừng ngần ngại ! hãy gọi hoặc để lại email,
An Nguyễn rất hân hạnh được phục vụ